10 thg 1, 2013

DA LIỄU - NHỮNG BỆNH DA LIỄU THƯỜNG GẶP



Thời kỳ kinh nguyệt: giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ. Do những thay đổi về sinh lý đặc biệt nên cần quan tâm bảo vệ sức khoẻ để phòng tránh những bệnh lý ngoài da có thể gây nguy hiểm. Cơ thể phụ nữ thay đổi trong thời kỳ hành kinh làm cho tử cung sung huyết, dễ chảy máu. Máu hành kinh là môi trường cấy thích hợp cho các loại vi khuẩn, do đó vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm nếu vệ sinh không tốt.

Kinh nguyệt: Thời kỳ đặc biệt
Thời kỳ kinh nguyệt là đặc điểm sinh lý đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ. Mỗi người có chu kỳ khác nhau, có chu kỳ từ: khoảng 25-32 ngày, trung bình 28 ngày.

Do sự biến đổi của niêm mạc tử cung dưới tác động của các hormon buồng trứng estrogene và progesterone. Hiện tượng hành kinh kéo dài khoảng 3-5 ngày, lượng máu mất trung bình khoảng 80ml.

Tâm lý bứt rứt, khó chịu, không thoải mái kèm theo môi trường tại chỗ lúc hành kinh ẩm ướt là điều kiện thuận lợi làm nấm da phát triển một cách dễ dàng.

Cơ thể phụ nữ thay đổi trong thời kỳ hành kinh làm cho tử cung sung huyết, dễ chảy máu. Máu hành kinh là môi trường cấy thích hợp cho các loại vi khuẩn, do đó vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm nếu vệ sinh không tốt.

Tâm lý bứt rứt, khó chịu, không thoải mái kèm theo môi trường tại chỗ lúc hành kinh ẩm ướt là điều kiện thuận lợi làm nấm da phát triển một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó băng vệ sinh không thích hợp, quần lót dày, thô ráp dễ gây dị ứng, ngứa vùng kín.
Các bệnh ngoài da trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ gây ảnh hưởng đến người phụ nữ.
Tâm lý khó chịu, mệt mỏi, lại thêm tình trạng đau, ngứa, rát làm chị em dễ bị kích động, bứt rứt, lo lắng, mất tập trung, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Sinh hoạt tình dục: không thoải mái.
Sức khoẻ sinh sản: đau, viêm nhiễm nếu nặng có thể để lại di chứng.

Các bệnh ngoài da thường gặp

Mề đay
Xuất hiện theo chu kỳ kinh: do nguyên nhân nội tiết, hay vì dùng thuốc kháng viêm để giảm đau bụng, hoặc do dị ứng sản phẩm vệ sinh sử dụng trong kỳ kinh.
Triệu chứng: hồng ban, sẩn phù hình tròn hay bầu dục lan rộng dần, ngứa.
Tiến triển có chu kỳ: Sau khoảng vài giờ sẩn mờ dần, xẹp và biến mất, sau đó xuất hiện trở lại.

Viêm da tiếp xúc
Gồm viêm da dị ứng và viêm da kích thích.
Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc): do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng.
Ở vùng sinh dục, trong thời kỳ kinh nguyệt, viêm da tiếp xúc do: băng vệ sinh (dày hoặc thô nhám, chất liệu dễ gây kích ứng), bao cao su, màng tránh thai ở nữ, nước hoa…

Phân biệt viêm da kích thích và viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng:
Có tính di truyền; chỉ xảy ra trên một số người có cơ địa đặc biệt. Viêm da bộc phát khi tiếp xúc với dị ứng nguyên: quần lót, băng vệ sinh, kem thoa, màng tránh thai, nước hoa…
Triệu chứng xảy ra nhanh, 12-48 giờ sau tiếp xúc; gồm: hồng ban, sưng phù, mụn nước, mài, ngứa… Các tổn thương giới hạn rõ, mang hình ảnh vật tiếp xúc.

Viêm da kích thích: Mọi người đều có nguy cơ bị viêm da kích thích. Nguyên nhân do thay đổi tính chất sinh lý, sinh hóa của thượng bì, không liên quan cơ chế miễn dịch.

Tác nhân gây bệnh: chất kích thích da (dung môi hữu cơ, hoạt chất tẩy rửa, các loại xà phòng mạnh, chất liệu bông, giấy thấm trong băng vệ sinh…) Khi da tổn thương, dù tiếp xúc với một chất kích thích yếu cũng gây ra viêm. Độ nặng nhẹ của viêm da liên quan đến nồng độ chất kích thích và thời gian tiếp xúc.

Triệu chứng của viêm da kích thích khởi phát chậm, khi lớp thượng bì tổn thương. Da khô, nứt, có hồng ban. Tiếp xúc lâu dài có thể gây chàm: hồng ban, mụn nước, mài, trợt, dày da, ngứa.

Chất kích thích mạnh có thể gây phản ứng viêm da cấp tính: hồng ban, trợt, chảy nước, rất ngứa.

Nấm daNấm bẹn, nấm mông là những loại nấm rất thường gặp. Tác nhân gây bệnh là nấm sợi tơ, dễ phát triển trong điều kiện môi trường nóng và ẩm.
Tổn thương thường tạo thành một mảng có viền bờ rõ rệt, có vảy, phần giữa có xu hướng lành, có mụn nhỏ lấm tấm ở bờ viền. Đám tổn thương có màu sẫm, đường kính vài cm, bờ mép có ranh giới rõ rệt và hơi gồ lên.

Tổn thương thường xuất hiện ở cả hai bên bẹn, lan lên xương mu, ra kẽ mông, xuống đùi, lên thắt lưng,… gây ngứa.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhất là phụ nữ bị tiểu đường đang dùng kháng sinh, dễ viêm âm hộ hoặc âm đạo do Candida.
Nấm Candida: Ký sinh ở một số cơ quan tiêu hoá, hô hấp và trên da, nấm Candida khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trở thành tác nhân gây bệnh, đặc biệt loài Candida albicans.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhất là phụ nữ bị tiểu đường đang dùng kháng sinh, dễ viêm âm hộ hoặc âm đạo do Candida.

Nấm Candida có thể gây ra các tổn thương như:Cảm giác ngứa, rát bỏng; âm hộ đỏ, bóng, phủ chất nhầy trắng đục. Tiểu buốt, giao hợp đau; âm đạo đỏ tươi, có chất nhầy màu kem, có huyết trắng lẫn mủ

Nhiễm trùng da
Do ngứa gây khó chịu nên cào gãi hoặc tiếp xúc với quần , băng vệ sinh thô ráp làm trầy xước da.
Lớp thượng bì tổn thương gây nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn gây bệnh: vi trùng thường sinh mủ như Streptococci, Staphylococci, …
Triệu chứng: đau, rát. Da viêm đỏ vùng đùi, bẹn 2 bên.
Có khi nặng thấy sưng, có mụn mủ làm khó đi lại.

Viêm nhiễm phụ khoa do vi trùng, siêu viViêm âm hộ do tạp khuẩn không đặc hiệu: Tác nhân gây bệnh đa dạng như Streptococci, Staphylococci, Escherichia, Diphteroid… Triệu chứng viêm tại chỗ và huyết trắng khó nhận biết Đôi khi có viêm âm đạo.
Herpes sinh dục: do siêu vi, hay tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt là yếu tố khởi phát. Triệu chứng: vùng sinh dục xuất hiện một hay một nhóm mụn nước nhỏ, nhanh chóng vỡ thành vết loét sau 2-4 ngày.

Phòng ngừa

Sạch sẽ, giữ vệ sinh, tắm rửa thường xuyên. Rửa và thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 giờ – 6 giờ.
Chọn loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao, chất liệu mềm mại, thông thoáng, ít gây kích ứng
Quần áo phải thay giặt, phơi khô ráo, sạch sẽ. Nên dùng loại mềm, mát, rút mồ hôi.
Khi có triệu chứng ngứa, đau cần tránh cào gãi hay tự ý thoa, uống thuốc vì dễ làm bệnh nặng thêm.
Tránh giao hợp trong những ngày này vì người phụ nữ thường mệt mỏi, đồng thời dễ gây xuất huyết hay nhiễm trùng