Làm sao để có những giờ học thật chất lượng? Đây cũng là câu hỏi về việc sử dụng thời gian cho việc học một cách hiệu quả. Hãy thử các phương pháp đơn giản sau, hy vọng chúng sẽ giúp các em đạt được kết quả mong muốn.
Chuyện như thế này thường xãy ra cho tất cả chúng ta: Các em ngồi vào bàn, học một cách chăm chú và rồi bỗng nhiên … ào một cái, bao nhiêu ý nghĩ, bao nhiêu câu chuyện vui buồn, vẫn vơ tràn về, chiếm lấy toàn bộ tâm trí, và các em mất hàng giờ vì những chia trí như vậy. Không những chỉ là những phân tâm do suy nghĩ, chia trí còn do môi trường xung quanh tạo ra như tiếng ồn từ TV, từ những người trong nhà, từ hàng xóm, từ đường phố…Các em HS, SV sống tập thể còn bị chia trí nhiều hơn do những tác động khác nữa.
Những tác động kiểu như vậy xâm nhập vào thế giới học tập, làm cho các em mất tập trung vào bài vở, phí uổng biết bao thời gian, và mối lo về mùa thi sắp đến càng lúc càng trở nên căng thẳng hơn. Vậy thì, làm sao để chúng ta có thể tập trung học tập đây?
Chỉ cần 5 bước thôi, sẽ giúp các em lấy lại sự tập trung nếu các em bị chia trí khi đang ngồi học.
Độ khó của phương pháp tập: Trung bình
Thời gian cần thiết: 1 – 2 giờ.
Hãy bắt đầu:
1. Tạo một không gian cho việc học
Sẽ không khôn ngoan, nếu các em học mà để điện thoại gần đâu đó. Hãy tắt tất cả điện thoại, điện thoại di động, điện thoại bàn, trong phòng học của các em. Không để chế độ rung cho điện thoại di động, không bật máy nhắn tin cho điện thoại bàn. Tắt tất cả và hãy yên tâm vì sẽ không có gì quan trọng xãy ra trong thời gian các em ngồi học. Nếu cần thì cứ dặn dò trước người nhà, hay bạn thân là các em sẽ không nghe điện thoại trong giờ học.
Máy tính thì sao? Nếu các em không cần tra cứu tài liệu trên máy thì cũng nên tắt luôn. Không mở nhạc, kể cả nhạc không lời. Nếu ở tập thể, các em nên ra khỏi phòng, nên học ở thư viện hay ở một chỗ yên tĩnh nào đó. Cần phải xác định là các em phải chọn nơi nào đó để học, chứ không phải là để nói chuyện rù rì với bạn bè.
2. Tạo những điều kiện về thể chất
Nước là thứ các em rất cần nếu ngồi học lâu. Hãy đem một ly nước vào bàn học, hoặc cầm theo 1 chai nước khi lên thư viện ngồi học. Đồ ăn nhẹ là những thứ cần khác, nếu các em sợ bị chia trí khi đói bụng. Ở nhà thì có thể làm sẵn 1 đĩa nhỏ trái cây như xoài, cam quít đã bóc vỏ, dâu tây, hoặc đĩa nhỏ hạt điều, hạt hạnh nhân (không phải hạt dưa, hay hạt bí ngô, hướng dương…).
Ở nhà thì nên ăn bận nhẹ, mát nếu là mùa hè; hoặc đủ ấm, nếu mùa đông. Để quạt nhẹ hay máy điều hòa vừa đủ nếu trời nóng. Nếu cần thì có thể tắm trước khi ngồi vào bàn học. Thân thể sạch sẽ, mát mẻ giúp các em tỉnh táo và dễ tập trung hơn.
Côn trùng, như ruồi muỗi, là một trong những nguyên nhân gây khó chịu, gây mất tập trung cho các em khi ngồi học. Các em nên chuẩn bị trước phòng học như dùng nhang đuổi muỗi để xông trước phòng học, hoặc dùng quạt máy để đuổi muỗi, ruồi.
Nói chung, nếu ta tạo được một số điều kiện về thể chất, việc tập trung khi ngồi học sẽ dễ hơn, và buổi học sẽ có chất lượng hơn.
3. Chọn giờ học phù hợp
Nếu các em là những “con người của buổi sáng” (morning people), hãy chọn giờ ngồi vào bàn học vào buổi sáng. Các em biết về mình rõ hơn bất cứ ai khác, cho nên hãy chọn giờ học lúc nào mà các em cảm thấy tỉnh táo nhất. Sẽ rất khó tập trung, nếu các em cảm thấy mệt mỏi hay ủ rũ.
Những giờ học vào đầu giờ chiều thường rất mệt, khó tập trung tư tưởng. Để giảm bớt tình trạng này, nhất là khi các em có lớp buổi chiều, các em nên ăn nhẹ vào buổi trưa, không ăn no, nên ăn thịt, cá, trứng và rau. Ăn ít chất bột thôi, vì chất bột sẽ dễ làm các em buồn ngủ.
Khi chúng ta cảm thấy mệt, uể oải, cách tốt nhất là làm vài động tác thể dục như nhảy tại chỗ, múa tay, hít sâu, và thở chậm. Làm khoảng 10 lần mỗi động tác. Nếu ngồi trong lớp học mà cảm thấy uể oải buồn ngủ, các em có thể ngồi tại chỗ, thẳng lưng lên, hít sâu, giữ 2 giây, và thở ra từ từ. Làm như vậy (một cách yên lặng) khoảng 10 lần, các em sẽ tỉnh táo ngay để có thể tập trung nghe bài giảng, hay ngồi học.
Các em có thể uống trà hay café, nhưng nên uống trà và café loãng, không nên uống những thức uống này đậm đặc và đừng lạm dụng.
4. Giải tỏa những ưu tư
Nhiều lúc sự chia trí không do các tác động bên ngoài, mà do từ bên trong. Những nỗi buồn, giận, chuyện …mơ màng ai đó, hay là những nỗi lo âu. Làm sao để tránh những sự chia trí này? Các em nên thử vài cách sau xem sao:
• Khi chợt nghĩ đến chuyện bực tức ai, nên tự nói với mình: “hãy đợi đấy, học xong rồi sẽ tính”. Và tốt nhất là tìm cách giải quyết ngay cho xong sau đó, càng sớm càng tốt.
• Hãy tha thứ. Càng dễ tha thứ càng giúp các em khỏe mạnh, thông minh, dễ thương, và dễ thành công. Không phải là vô cớ mà các nhà đạo đức, các triết gia và những con người khôn ngoan đều khuyên chúng ta là hãy “quên và tha thứ” (forgive and forget).
• Chuyện … mơ màng ai đó? Nên giữ ở mức độ thật đơn sơ và thanh khiết. Chuyện mơ màng như vậy sẽ thêm thi vị cho học hành, giúp các em thêm nghị lực. Nếu không được như thế thì nên chấm dứt, học xong rồi sẽ tính.
• Những lo âu? Điều gì lo âu hãy cố gắng tìm biện pháp giải quyết cho xong. Nếu không, hãy để đấy, tính sau.
5. Vận động thể dục
Một số em học sinh thuộc loại “ít chịu ngồi yên” (antsy), lúc nào cũng nhấp nhổm. Các em thiên về học bằng Xúc Giác (kinesthetic) thường có biểu hiện như vậy.
Các em học sinh thuộc dạng này thường cần phải làm tiêu hao bớt năng lượng mới có thể ngồi yên tập trung học. Nếu chúng ta thuộc dạng này, chúng ta cũng cần phải khắc chế đặc tính bất lợi của nó khi cần ngồi học tập trung. Các em cần các dụng cụ sau: 1 cây bút, 1 sợi dây thun, và 1 quả banh tennis.
Bút: Để gạch dưới các câu quan trọng, khi các em đọc sách hay bài viết. Để viết thêm các ghi chú ngoài lề khi các em đọc bài và suy nghĩ ra. Thỉnh thoảng lắc cây bút giữa các ngón tay để làm giảm bớt sự nhấp nhổm của các em khi ngồi lâu.
Dây thun: Kéo giãn và quấn canh cây bút. Tháo ra rồi quấn vào khi các em đang suy nghĩ câu trả lời các bài tập. Mục đích là cũng để làm các em tiêu hao năng lượng, bớt nhấp nhổm.
Banh tennis: Đọc câu hỏi suy nghĩ, đứng lên, nhồi banh tennis xuống nền nhà (vừa sức thôi), vừa nhồi banh, vừa suy nghĩ câu trả lời. Có còn cảm thấy bồn chồn, muốn nhấp nhổm?
Nhảy: Đọc câu hỏi, ngồi suy nghĩ. Đứng lên, nhảy 10 cái (như nhảy dây). Ngồi xuống, suy nghĩ câu trả lời.
Nhắc các em:
Nếu chỗ học có nhiều tiếng ồn ào do những người khác nói chuyện: Các em đừng quá rụt rè e ngại khi yêu cầu người khác giữ im lặng. Nếu là những người lạ, ví dụ ở thư viện hay phòng học, các em nên nhỏ nhẹ nhắc họ giữ im lặng. Khi yêu cầu họ giữ im lặng, nên nở nụ cười trên môi và giữ ánh mắt thân thiện.
Muốn học tập trung, bút viết cũng phải tốt và đầy đủ. Thiếu hoặc sử dụng bút xấu dễ gây bực mình, chia trí, và là cái cớ tốt để các em ngưng học!
Học ở nhà thì ăn bận thoải mái dễ chịu. Học ở thư viện hay ở trường thì nên ăn bận đơn giản. Ăn bận “mốt” quá có khi rất gò bó, không thoải mái, hoặc làm cho mình thành điểm gây chú ý. Như vậy cũng khó tập trung để học.
Luôn cố gắng động viên mình, ví dụ, hãy nói với mình những câu như: Cố lên, cố gắng sẽ thành công; hoặc mình sẽ là học sinh giỏi cố gắng lên; hoặc mình sẽ là một người rất giỏi và sẽ thành công, ráng lên…. Những câu nói như vậy sẽ động viên các em rất nhiều.
Hãy tưởng tượng ra hình ảnh mình đang ngồi học nghiêm túc, đam mê, hãy tưởng tượng mình là ai trong giấc mơ của riêng mình: Mình là học giả, mình là giáo sư, mình là cô giáo, mình là bác sĩ…
Nên uống nước suối, không nên uống các loại nước có đường. Tuyệt đối không rượu bia. Không thuốc lá hay các chất kích thích.
Chuyện như thế này thường xãy ra cho tất cả chúng ta: Các em ngồi vào bàn, học một cách chăm chú và rồi bỗng nhiên … ào một cái, bao nhiêu ý nghĩ, bao nhiêu câu chuyện vui buồn, vẫn vơ tràn về, chiếm lấy toàn bộ tâm trí, và các em mất hàng giờ vì những chia trí như vậy. Không những chỉ là những phân tâm do suy nghĩ, chia trí còn do môi trường xung quanh tạo ra như tiếng ồn từ TV, từ những người trong nhà, từ hàng xóm, từ đường phố…Các em HS, SV sống tập thể còn bị chia trí nhiều hơn do những tác động khác nữa.
Những tác động kiểu như vậy xâm nhập vào thế giới học tập, làm cho các em mất tập trung vào bài vở, phí uổng biết bao thời gian, và mối lo về mùa thi sắp đến càng lúc càng trở nên căng thẳng hơn. Vậy thì, làm sao để chúng ta có thể tập trung học tập đây?
Chỉ cần 5 bước thôi, sẽ giúp các em lấy lại sự tập trung nếu các em bị chia trí khi đang ngồi học.
Độ khó của phương pháp tập: Trung bình
Thời gian cần thiết: 1 – 2 giờ.
Hãy bắt đầu:
1. Tạo một không gian cho việc học
Sẽ không khôn ngoan, nếu các em học mà để điện thoại gần đâu đó. Hãy tắt tất cả điện thoại, điện thoại di động, điện thoại bàn, trong phòng học của các em. Không để chế độ rung cho điện thoại di động, không bật máy nhắn tin cho điện thoại bàn. Tắt tất cả và hãy yên tâm vì sẽ không có gì quan trọng xãy ra trong thời gian các em ngồi học. Nếu cần thì cứ dặn dò trước người nhà, hay bạn thân là các em sẽ không nghe điện thoại trong giờ học.
Máy tính thì sao? Nếu các em không cần tra cứu tài liệu trên máy thì cũng nên tắt luôn. Không mở nhạc, kể cả nhạc không lời. Nếu ở tập thể, các em nên ra khỏi phòng, nên học ở thư viện hay ở một chỗ yên tĩnh nào đó. Cần phải xác định là các em phải chọn nơi nào đó để học, chứ không phải là để nói chuyện rù rì với bạn bè.
2. Tạo những điều kiện về thể chất
Nước là thứ các em rất cần nếu ngồi học lâu. Hãy đem một ly nước vào bàn học, hoặc cầm theo 1 chai nước khi lên thư viện ngồi học. Đồ ăn nhẹ là những thứ cần khác, nếu các em sợ bị chia trí khi đói bụng. Ở nhà thì có thể làm sẵn 1 đĩa nhỏ trái cây như xoài, cam quít đã bóc vỏ, dâu tây, hoặc đĩa nhỏ hạt điều, hạt hạnh nhân (không phải hạt dưa, hay hạt bí ngô, hướng dương…).
Ở nhà thì nên ăn bận nhẹ, mát nếu là mùa hè; hoặc đủ ấm, nếu mùa đông. Để quạt nhẹ hay máy điều hòa vừa đủ nếu trời nóng. Nếu cần thì có thể tắm trước khi ngồi vào bàn học. Thân thể sạch sẽ, mát mẻ giúp các em tỉnh táo và dễ tập trung hơn.
Côn trùng, như ruồi muỗi, là một trong những nguyên nhân gây khó chịu, gây mất tập trung cho các em khi ngồi học. Các em nên chuẩn bị trước phòng học như dùng nhang đuổi muỗi để xông trước phòng học, hoặc dùng quạt máy để đuổi muỗi, ruồi.
Nói chung, nếu ta tạo được một số điều kiện về thể chất, việc tập trung khi ngồi học sẽ dễ hơn, và buổi học sẽ có chất lượng hơn.
3. Chọn giờ học phù hợp
Nếu các em là những “con người của buổi sáng” (morning people), hãy chọn giờ ngồi vào bàn học vào buổi sáng. Các em biết về mình rõ hơn bất cứ ai khác, cho nên hãy chọn giờ học lúc nào mà các em cảm thấy tỉnh táo nhất. Sẽ rất khó tập trung, nếu các em cảm thấy mệt mỏi hay ủ rũ.
Những giờ học vào đầu giờ chiều thường rất mệt, khó tập trung tư tưởng. Để giảm bớt tình trạng này, nhất là khi các em có lớp buổi chiều, các em nên ăn nhẹ vào buổi trưa, không ăn no, nên ăn thịt, cá, trứng và rau. Ăn ít chất bột thôi, vì chất bột sẽ dễ làm các em buồn ngủ.
Khi chúng ta cảm thấy mệt, uể oải, cách tốt nhất là làm vài động tác thể dục như nhảy tại chỗ, múa tay, hít sâu, và thở chậm. Làm khoảng 10 lần mỗi động tác. Nếu ngồi trong lớp học mà cảm thấy uể oải buồn ngủ, các em có thể ngồi tại chỗ, thẳng lưng lên, hít sâu, giữ 2 giây, và thở ra từ từ. Làm như vậy (một cách yên lặng) khoảng 10 lần, các em sẽ tỉnh táo ngay để có thể tập trung nghe bài giảng, hay ngồi học.
Các em có thể uống trà hay café, nhưng nên uống trà và café loãng, không nên uống những thức uống này đậm đặc và đừng lạm dụng.
4. Giải tỏa những ưu tư
Nhiều lúc sự chia trí không do các tác động bên ngoài, mà do từ bên trong. Những nỗi buồn, giận, chuyện …mơ màng ai đó, hay là những nỗi lo âu. Làm sao để tránh những sự chia trí này? Các em nên thử vài cách sau xem sao:
• Khi chợt nghĩ đến chuyện bực tức ai, nên tự nói với mình: “hãy đợi đấy, học xong rồi sẽ tính”. Và tốt nhất là tìm cách giải quyết ngay cho xong sau đó, càng sớm càng tốt.
• Hãy tha thứ. Càng dễ tha thứ càng giúp các em khỏe mạnh, thông minh, dễ thương, và dễ thành công. Không phải là vô cớ mà các nhà đạo đức, các triết gia và những con người khôn ngoan đều khuyên chúng ta là hãy “quên và tha thứ” (forgive and forget).
• Chuyện … mơ màng ai đó? Nên giữ ở mức độ thật đơn sơ và thanh khiết. Chuyện mơ màng như vậy sẽ thêm thi vị cho học hành, giúp các em thêm nghị lực. Nếu không được như thế thì nên chấm dứt, học xong rồi sẽ tính.
• Những lo âu? Điều gì lo âu hãy cố gắng tìm biện pháp giải quyết cho xong. Nếu không, hãy để đấy, tính sau.
5. Vận động thể dục
Một số em học sinh thuộc loại “ít chịu ngồi yên” (antsy), lúc nào cũng nhấp nhổm. Các em thiên về học bằng Xúc Giác (kinesthetic) thường có biểu hiện như vậy.
Các em học sinh thuộc dạng này thường cần phải làm tiêu hao bớt năng lượng mới có thể ngồi yên tập trung học. Nếu chúng ta thuộc dạng này, chúng ta cũng cần phải khắc chế đặc tính bất lợi của nó khi cần ngồi học tập trung. Các em cần các dụng cụ sau: 1 cây bút, 1 sợi dây thun, và 1 quả banh tennis.
Bút: Để gạch dưới các câu quan trọng, khi các em đọc sách hay bài viết. Để viết thêm các ghi chú ngoài lề khi các em đọc bài và suy nghĩ ra. Thỉnh thoảng lắc cây bút giữa các ngón tay để làm giảm bớt sự nhấp nhổm của các em khi ngồi lâu.
Dây thun: Kéo giãn và quấn canh cây bút. Tháo ra rồi quấn vào khi các em đang suy nghĩ câu trả lời các bài tập. Mục đích là cũng để làm các em tiêu hao năng lượng, bớt nhấp nhổm.
Banh tennis: Đọc câu hỏi suy nghĩ, đứng lên, nhồi banh tennis xuống nền nhà (vừa sức thôi), vừa nhồi banh, vừa suy nghĩ câu trả lời. Có còn cảm thấy bồn chồn, muốn nhấp nhổm?
Nhảy: Đọc câu hỏi, ngồi suy nghĩ. Đứng lên, nhảy 10 cái (như nhảy dây). Ngồi xuống, suy nghĩ câu trả lời.
Nhắc các em:
Nếu chỗ học có nhiều tiếng ồn ào do những người khác nói chuyện: Các em đừng quá rụt rè e ngại khi yêu cầu người khác giữ im lặng. Nếu là những người lạ, ví dụ ở thư viện hay phòng học, các em nên nhỏ nhẹ nhắc họ giữ im lặng. Khi yêu cầu họ giữ im lặng, nên nở nụ cười trên môi và giữ ánh mắt thân thiện.
Muốn học tập trung, bút viết cũng phải tốt và đầy đủ. Thiếu hoặc sử dụng bút xấu dễ gây bực mình, chia trí, và là cái cớ tốt để các em ngưng học!
Học ở nhà thì ăn bận thoải mái dễ chịu. Học ở thư viện hay ở trường thì nên ăn bận đơn giản. Ăn bận “mốt” quá có khi rất gò bó, không thoải mái, hoặc làm cho mình thành điểm gây chú ý. Như vậy cũng khó tập trung để học.
Luôn cố gắng động viên mình, ví dụ, hãy nói với mình những câu như: Cố lên, cố gắng sẽ thành công; hoặc mình sẽ là học sinh giỏi cố gắng lên; hoặc mình sẽ là một người rất giỏi và sẽ thành công, ráng lên…. Những câu nói như vậy sẽ động viên các em rất nhiều.
Hãy tưởng tượng ra hình ảnh mình đang ngồi học nghiêm túc, đam mê, hãy tưởng tượng mình là ai trong giấc mơ của riêng mình: Mình là học giả, mình là giáo sư, mình là cô giáo, mình là bác sĩ…
Nên uống nước suối, không nên uống các loại nước có đường. Tuyệt đối không rượu bia. Không thuốc lá hay các chất kích thích.