Khi thấy con bị bỏng nước sôi, người cha hoảng loạn chạy từ bên ngoài vào ôm lấy con và ngâm con trong vại cà muối khiến cháu bé tử vong vì sốc bỏng.
Con tử vong vì bố ngâm trong vại cà muối
Theo PGS – TS Nguyễn Ngọc Tuấn trưởng khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia hàng năm viện điều trị từ 1.300 đến 1.500 trường hợp bỏng trẻ em trong đó đa số những trẻ nhập viện đều do sơ cứu không đúng cách.
Lật lại những trường hợp bệnh nhân bị bỏng để lại di chứng đau thương từ những năm 2000 PGS Tuấn chỉ than thở “thương tâm lắm, ca nào cũng vậy”.
Trường hợp mà bác sĩ Tuấn ám ảnh nhất có lẽ là một bệnh nhân từ Nghệ An. Bé Nguyễn Văn D. (27 tháng tuổi) Diễn Châu, Nghệ An bị bỏng do nghịch nước sôi. Phích nước từ phía trên rót thẳng vào người em khiến em bị bỏng từ trên xuống.
Quá hoảng loạn khi nhìn thấy con bị bỏng, bố em chạy từ bên ngoài vào trong nhà ôm lấy con. Nghe hàng xóm truyền lại kinh nghiệm từ trước nên anh đã ngâm con vào vại cà đang muối ở dưới bếp để chữa bỏng.
Con tử vong vì bố ngâm trong vại cà muối
Theo PGS – TS Nguyễn Ngọc Tuấn trưởng khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia hàng năm viện điều trị từ 1.300 đến 1.500 trường hợp bỏng trẻ em trong đó đa số những trẻ nhập viện đều do sơ cứu không đúng cách.
Lật lại những trường hợp bệnh nhân bị bỏng để lại di chứng đau thương từ những năm 2000 PGS Tuấn chỉ than thở “thương tâm lắm, ca nào cũng vậy”.
Trường hợp mà bác sĩ Tuấn ám ảnh nhất có lẽ là một bệnh nhân từ Nghệ An. Bé Nguyễn Văn D. (27 tháng tuổi) Diễn Châu, Nghệ An bị bỏng do nghịch nước sôi. Phích nước từ phía trên rót thẳng vào người em khiến em bị bỏng từ trên xuống.
Quá hoảng loạn khi nhìn thấy con bị bỏng, bố em chạy từ bên ngoài vào trong nhà ôm lấy con. Nghe hàng xóm truyền lại kinh nghiệm từ trước nên anh đã ngâm con vào vại cà đang muối ở dưới bếp để chữa bỏng.
Một cháu bé đang điều trị bỏng trong BV |
Ngâm con trong đó được quá nửa giờ, mặc cho đứa trẻ khóc lóc, sau đó, anh mới đưa con lên bệnh viện. Vừa lên đến bệnh viện tỉnh, các bác sĩ đã giới thiệu ra viện Bỏng Quốc gia. Tại đây, em D. đã không qua khỏi khi vừa nhập viện vì sốc bỏng nặng.
PGS Tuấn còn liệt kê ra nhiều cách sơ cứu bỏng sai cách như chữa bằng nước mắm, chữa bằng mực, đắp thuốc nam.
Trường hợp của em Nguyễn Văn H. (2 tuổi) Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị bỏng nước sôi, bà nội em được hàng xóm mách bôi mực lên vết bỏng để chữa bỏng. Khỏi đâu không thấy em H. còn đứng trước nguy cơ nhiễm độc chì từ mực.
PGS Tuấn còn liệt kê ra nhiều cách sơ cứu bỏng sai cách như chữa bằng nước mắm, chữa bằng mực, đắp thuốc nam.
Trường hợp của em Nguyễn Văn H. (2 tuổi) Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị bỏng nước sôi, bà nội em được hàng xóm mách bôi mực lên vết bỏng để chữa bỏng. Khỏi đâu không thấy em H. còn đứng trước nguy cơ nhiễm độc chì từ mực.
Cháu D bị mù đôi mắt vì chữa bỏng sai cách |
Bà nội của em H. cho biết, khi đang bận nấu cám ngô dưới nhà, thấy cháu khóc thét lên bà vội chạy lên nhà thì thấy phích nước sôi trên mặt bàn đổ vào cháu. Bà hô hoán người dân xung quanh vào sơ cứu thì họ lấy mực và bảo bôi mực sẽ khỏi vì thực tế trước đó trong làng nhiều người bị bỏng bôi mực đã khỏi nhưng không hiểu sao cháu bà lại còn bị nặng hơn.
Bố mẹ Tiến sĩ vẫn ngâm con trong nước mắm chữa bỏng
Cháu bé Nguyễn Thị V. (3 tuổi, Hà Nội) sau khi bị bỏng ở tay, bố mẹ cháu đã lấy nước mắm ngâm tay con chữa theo kinh nghiệm dân gian. Sau khi ngâm tay con vào trong nước mắm, bậc phụ huynh này lấy giẻ buộc chặt tay con. Đến ngày hôm sau không thấy vết bỏng đỡ mà cháu V. bị sốt cao.
Khi cháu V. đến bệnh viện, phần các ngón tay của cháu đã bị hoại tử, các bác sĩ đã phải cắt bỏ ba ngón tay cho cháu để giữ lại tính mạng. Điều khiến các bác sĩ ở đây cảm thấy đau buồn, tiếc cho cháu nhất chính là bố mẹ cháu V. là những người có học, họ đều có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lại không có kiến thức chăm sóc con khi bị bỏng khiến cháu bé phải nhận di chứng này suốt đời.
Bố mẹ Tiến sĩ vẫn ngâm con trong nước mắm chữa bỏng
Cháu bé Nguyễn Thị V. (3 tuổi, Hà Nội) sau khi bị bỏng ở tay, bố mẹ cháu đã lấy nước mắm ngâm tay con chữa theo kinh nghiệm dân gian. Sau khi ngâm tay con vào trong nước mắm, bậc phụ huynh này lấy giẻ buộc chặt tay con. Đến ngày hôm sau không thấy vết bỏng đỡ mà cháu V. bị sốt cao.
Khi cháu V. đến bệnh viện, phần các ngón tay của cháu đã bị hoại tử, các bác sĩ đã phải cắt bỏ ba ngón tay cho cháu để giữ lại tính mạng. Điều khiến các bác sĩ ở đây cảm thấy đau buồn, tiếc cho cháu nhất chính là bố mẹ cháu V. là những người có học, họ đều có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lại không có kiến thức chăm sóc con khi bị bỏng khiến cháu bé phải nhận di chứng này suốt đời.
Một bàn tay của cháu V phải cắt bỏ vì hoại tử do ngâm nước mắm |
Không chỉ ngâm con trong nước mắm, PGS Tuấn còn đưa ra một vài trường hợp bị hoại tử tay, chân vì đắp thuốc. Khi con bị bỏng bố mẹ không đưa cháu đến bệnh viện mà lại đưa con mình đi đắp thuốc theo kiểu dân gian khỏi đâu chẳng thấy chỉ để lại di chứng cho trẻ.
Trường hợp của cháu Hồ Văn B. Nghệ An, khi cháu bị bỏng bố mẹ cháu đã giữ con ở nhà đi đắp thuốc, qua một tháng đắp thuốc không khỏi cháu còn bị suy dinh dưỡng nặng và bị mù một đôi mắt vì chữa bỏng không đúng cách. Cháu bé bị bỏng nước sôi ở vùng bụng và vùng chân di chứng đã cướp đi đôi mắt của cháu.
PGS – Bác sĩ Tuấn cho rằng đa số bố mẹ đều sơ cứu bỏng cho con sai cách để đến khi nhập viện các cháu đã chuyển sang di chứng. Các bác sĩ trong bệnh viện không chỉ phẫu thuật thay cấy da cho các cháu, nhiều cháu bé còn phải bỏ hết chân tay vì vết hoại tử quá nặng.
PGS Nguyễn Ngọc Tuấn khuyến cáo khi con bị bỏng cha mẹ nên bình tĩnh, tách con ra khỏi tác nhân gây bỏng kể cả bỏng nước, bỏng điện. Sau đó ngâm nước sạch vùng bỏng, chú ý giữ nhiệt cơ thể cho các cháu rồi đưa con đến cơ sở y tế gần nhất. Không tắt ngang, tắt dọc chữa bằng kinh nghiệm.
Trường hợp của cháu Hồ Văn B. Nghệ An, khi cháu bị bỏng bố mẹ cháu đã giữ con ở nhà đi đắp thuốc, qua một tháng đắp thuốc không khỏi cháu còn bị suy dinh dưỡng nặng và bị mù một đôi mắt vì chữa bỏng không đúng cách. Cháu bé bị bỏng nước sôi ở vùng bụng và vùng chân di chứng đã cướp đi đôi mắt của cháu.
PGS – Bác sĩ Tuấn cho rằng đa số bố mẹ đều sơ cứu bỏng cho con sai cách để đến khi nhập viện các cháu đã chuyển sang di chứng. Các bác sĩ trong bệnh viện không chỉ phẫu thuật thay cấy da cho các cháu, nhiều cháu bé còn phải bỏ hết chân tay vì vết hoại tử quá nặng.
PGS Nguyễn Ngọc Tuấn khuyến cáo khi con bị bỏng cha mẹ nên bình tĩnh, tách con ra khỏi tác nhân gây bỏng kể cả bỏng nước, bỏng điện. Sau đó ngâm nước sạch vùng bỏng, chú ý giữ nhiệt cơ thể cho các cháu rồi đưa con đến cơ sở y tế gần nhất. Không tắt ngang, tắt dọc chữa bằng kinh nghiệm.